Giới thiệu Bộ môn Kỹ Thuật Môi Trường

Bộ môn Kỹ thuật Môi trường (BM KTMT) được thành lập theo quyết định số 187/QĐ ĐHCT ngày 19/02/2008, trên cơ sở cơ cấu lại nguồn nhân lực từ Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên nước (Khoa Công Nghệ, từ năm 1999) và trước đó là Trung tâm Năng lượng mới (ĐHCT, từ 1987).
BM. KTMT có chức năng quản lý chuyên môn chuyên ngành đào tạo kỹ thuật môi trường, đào tạo kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật môi trường. Chương trình đào tạo thực hiện theo quy chế tín chỉ, theo đó người học là trung tâm sẽ thúc đẩy tính chủ động của sinh viên đối với chương trình học. Các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như thiết kế, thi công và vận hành các công trình xử lý nước thải, xử lý nước cấp, quản lý và xử lý chất thải rắn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm không khí, đánh giá tác động môi trường, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường, sản xuất sạch hơn,… Hiện nay, Bộ môn đang quản lý chuyên ngành đào tạo bậc đại học ngành Kỹ thuật Môi trường cho Trường đại học Cần Thơ và cho các đại học liên kết trong vùng.
Tổng số cán bộ hiện nay là 10 người (02 PGS.TS, 04 tiến sĩ, 04 thạc sĩ). Hầu hết cán bộ được đào tạo từ nước ngoài (Đức, Bỉ, Úc, Mỹ, Nhật, Thái Lan,…) có trình độ chuyên môn vững chắc và đa dạng, đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn và hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ môi trường cho khu vực.
Cơ cấu tổ chức BM bao gồm Ban lãnh đạo, các tổ chuyên ngành đào tạo và các Phòng thí nghiệm (PTN).  Bộ môn hiện có 2 tổ chuyên ngành: Xử lý nước – nước thải, Chất thải rắn - không khí. Bốn PTN chuyên ngành PTN Xử lý nước - nước thải, PTN Chất thải rắn, PTN sinh KTMT, PTN hóa KTMT. PTN Công trình xử lý Môi trường đã có đủ cơ sở vật chất đang xin phép thành lập mới. Với cơ sở vật chất hiện đại phần lớn được đầu tư từ các dự án hợp tác, các PTN phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học thời gian qua. Ngoài ra, với nhiều thiết bị nghiên cứu hiện đại có chất lượng cao có khả năng phân tích, kiểm nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia và cả tiêu chuẩn nước ngoài (AWWA, WHO, Standard methods, châu Âu, …).
Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế là một trong các thế mạnh của Bộ môn. Trong thời gian qua, Bô môn đã có nhiều dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế như tổ chức Bread for the world (BfdW), tere des hommes (tdh), GTZ, FAL, SEA, CIDA (Canada), Đại học Bonn, Đại học Leuven, Đại học Chiang Mai, Đại học Dresden,… Các dự án lớn, nổi bật trong thời gian qua như VLIR A2-1 (Vương Quốc Bỉ), SANSED giai đoạn 1 và 2 (ĐH Bonn, CHLB Đức), IWRM (ĐH Bonn, CHLB Đức), SEA (Luxembourg), Asia-link (ĐH Bremen, Đức), TRIG2 (Dự án giáo dục 2 – Worldbank), Biogas (Danida, Đan Mạch),... Song song đó, một số giáo sư, tiến sĩ có uy tín từ Bỉ, Đức,… cũng phối hợp tham gia giảng dạy, đào tạo ngắn hạn và báo cáo chuyên đề thông qua các dự án hợp tác này. Các đề tài nghiên cứu địa phương (cấp tỉnh) đã và đang triển khai nhằm góp phần tích cực cho hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ môi trường cho khu vực.
St.Christ

Báo cáo tự đánh giá CTĐT theo tiêu chuẩn BGDĐT

THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giới thiệu

Thông tin chung

- Tên ngành: Kỹ thuật Môi trường

- Mã ngành tuyển sinh: 7520320

- Phương thức xét tuyển:

+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)

+ Xét tuyển điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)

+ Xét tuyển điểm học bạ THPT (Phương thức 3

+ Xét tuyển thẳng vào học Bồi dưỡng kiến thức (Phương thức 6)

- Tổ hợp xét tuyển: Toán - Lý - Hóa (A00); Toán - Lý - Tiếng Anh (A01); Toán - Hóa - Sinh (B00); Toán - Hóa - Tiếng Anh (D07)

Tên ngành được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.

Giới thiệu

- Ngành Kỹ thuật Môi trường trang bị kiến thức cho người học về kỹ thuật và công nghệ ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; xử lý ô nhiễm môi trường; thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải; các giải pháp quản lý an toàn và vệ sinh công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường và phục vụ phát triển bền vững.

- Sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường được đào tạo chuyên môn về: tính toán và thiết kế các quy trình công nghệ xử lý môi trường (nước cấp, nước thải, chất thải, khí thải,…); quản lí và vận hành các hệ thống công trình xử lý môi trường; đề xuất các giải pháp và các công nghệ thích ứng cho những dự án gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường; đo đạc và giám sát các nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm…

Vị trí việc làm

- Kỹ sư tại các nhà máy, xí nghiệp và khu công nghiệp; tại các công ty kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực tư vấn, thiết kế và thi công công trình xử lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, bảo vệ và cải tạo chất lượng môi trường;

- Chuyên viên chuyên trách tại các cơ quan thuộc các sở ban ngành của các tỉnh, thành phố; quận/ huyện, xã/phường, các ban quản lý dự án;

- Giảng viên, nghiên cứu viên về lĩnh vực Kỹ thuật môi trường.

- Tự tổ chức sản xuất kinh doanh, phát triển ra thị trường các sản phẩm xử lý môi trường, sản phẩm thân thiện môi trường,…

- Giảng dạy hoặc học lên trình độ cao hơn.

Nơi làm việc

- Các doanh nghiệp, công ty tư vấn môi trường, tư vấn xây dựng, tư vấn đầu tư sản xuất…;

- Các dự án xây dựng công trình xử lý, cải tạo môi trường và dự án đầu tư phát triển;

- Các nhà máy, phân xưởng; các Khu - Cụm công nghiệp;

- Các sở ban ngành như: Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Phòng môi trường Quận/Huyện, Ban quản lý các dự án;

- Các Viện - Trường đại học có giảng dạy và nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật môi trường,…

→ Chuẩn đầu ra